Ứng dụng công nghệ cốp pha: Hướng đi mang lại hiệu quả cao

Trong bối cảnh thị trường bất động sản trầm lắng kéo dài, thì việc áp dụng công nghệ thi công tiên tiến để giảm chi phí, đẩy nhanh tiến độ thi công và nâng cao chất lượng công trình trở thành một trong những giải pháp quan trọng để các doanh nghiệp có thể nâng cao sức cạnh tranh. Bởi theo lãnh đạo VINACONEX, việc áp dụng công nghệ trong thi công, quản lý có thể giảm khoảng 7% chi phí xây dựng và thiết bị.

 Đẩy nhanh tiến độ thi công bằng công nghệ cốp pha leo và cốp pha nhôm định hình

Hai công nghệ này hiện đã được VINACONEX áp dụng tại nhiều tòa nhà cao tầng. Đây là những thiết bị, công nghệ thi công có hiệu quả cao, phù hợp với xu thế công nghệ mới và mang lại lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp trong lĩnh vực thi công xây lắp tại Việt Nam,đặc biệt hiệu quả đối với thi công các lõi, vách nhà cao tầng, và các công trình có chiều cao lớn.

Hệ cốp pha leo được tổ hợp từ nhiều mảng, lắp dựng các mảng khung leo dưới mặt đất như: Liên kết 2 thanh chịu lực chính của khung bằng các thanh giằng;Lắp đặt hệ con sơn đỡ các sàn thao tác lên các khung chính; Lắp đặt các sàn thao tác;Lắp đặt hệ khung điều chỉnh cốp pha; lắp hệ lan can an toàn. Công nghệ này cho phép đẩy nhanh tiến độ thi công, chỉ cần 5-6 ngày là có thể thi công xong một tầng.

Còn công nghệ cốp pha nhôm định hình đặc biệt phù hợp với các tầng sàn điển hình, chỉ cần sử dụng cốp pha hoàn chỉnh cho 1 tầng sàn và cột chống cho 3 tầng sàn. Sau 24-36 giờ từ khi đổ bê tông là có thể tiến hành tháo dỡ hệ cốp pha tường và cốp pha dầm sàn, chỉ để lại hệ cột chống đỡ để chuyển cốp pha lên tầng trên và tiếp tục thi công nên có thể rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm chi phí. Không những thế, công nghệ này cho bề mặt cốp pha đẹp, cấu tạo đồng bộ nên kín khít, chất lượng sản phẩm bê tông cao.

Ứng dụng công nghệ cốp pha: Hướng đi mang lại hiệu quả cao

Trong khi tiến hành đổ bê tông theo công nghệ cốp pha nhôm định hình, đơn vị thi công có thể đồng thời ghép cốp pha thi công thang leo bộ và các cấu kiện khác nên khi hoàn chỉnh một chu trình sẽ có ngay một tầng sàn hoàn chỉnh bao gồm tất cả tường, cột, dầm, sàn, thang. Việc lắp đặt và tháo dỡ loại cốp pha này cũngrất dễ dàng, nhanh chóng vì toàn bộ phần cốp pha và hệ chống đỡ đều được liên kết với nhau bằng chốt. Hơn nữa, thiết bị được thiết kế định hình đồng bộ nên rất an toàn, tốn rất ít nhân công, có thể sử dụng luân chuyển được khoảng 120 lần, năng suất lao động cao.

Công nghệ cốp pha dầm rút

Cùng với hai công nghệ trên, công nghệ cốp pha dầm rút hiện là một trong những giải pháp tiên phong về công nghệ trong lĩnh vực thi công xây dựng. Đây giải pháp tương đối hiệu quả và kinh tế vì Hory beam hoàn toàn không cần hệ giáo chống đỡ sàn phía dưới, chỉ cần gối lên cốp pha thành dầm, do đó chỉ cần hệ chống dầm nên tiết kiệm đà giáo rất nhiều và tạo khoảng không gian thông thoáng phía dưới. Hệ dầm rút Hory beam được dùng để đỡ cốp pha sàn trong thi công các công trình dân dụng có các nhịp kết cấu chia ô bàn cờ, hệ khung dầm của các tầng có chiều cao lớn. Việc thi công bằng công nghệ này khá dễ dàng, nhanh chóng, thao tác đơn giản. Trong quá trình thi công, nếu muốn thay đổi kích thước nhịp dầm chỉ cần một vài thao tác nhỏ ngay trên công trường nên không cần nhiều nhân công thực hiện

Đặc biệt, việc tổ hợp cốp pha dầm có thể thực hiện dưới mặt đất và được cẩu lắp lên vị trí thiết kế sau khi đã hoàn chỉnh nên tiết kiệm được chi phí và thời gian thi công. Việc tháo dỡ các thiết bị sau khi bê tông đã đạt cường độ được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng do các cấu kiện này được liên kết với nhau bằng đinh nối thông qua các nẹp gỗ. Sau khi thi công xong, Hory beam được tập kết về kho, bảo dưỡng và có thể sử dụng cho các công trình tiếp theo.

Ông Đoàn Châu Phong, Phó TGĐ TCT VINACONEX cho biết, các công nghệ này không những giúp tiết kiệm chi phí, đẩy nhanh tiến độ thi công mà còn rất an toàn và nâng cao chất lượng công trình. Đây đều là những giải pháp thi công mang tính chất tiên phong trong lĩnh vực thi công xây

Trả lời